Biến Đổi Khí Hậu

Sáng hôm sau, tôi tới gặp bác sĩ. Qua một loạt soi chiếu, nghi vấn dần rõ ràng hơn. Và dù mạnh mẽ tớ xổ số tiền giang hàng tuần

【xổ số tiền giang hàng tuần】Đối mặt ung thư vú

Sáng hôm sau,Đốimặtungthưvúxổ số tiền giang hàng tuần tôi tới gặp bác sĩ. Qua một loạt soi chiếu, nghi vấn dần rõ ràng hơn. Và dù mạnh mẽ tới đâu thì thời gian chờ đợi kết quả cũng rất nặng nề. Tôi lo lắng, không ngủ được, khóc và suy sụp. Sau ba ngày, tôi biết chắc mình mang một khối u ác tính.

Không thể tin nổi.

Tôi vốn sống điều độ, lành mạnh từ khi còn trẻ. Tôi luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Tôi từng giành huy chương trong thể thao, giành vương miện trong cuộc thi sắc đẹp. Tôi có người chồng tử tế và những đứa con ngoan - một gia đình đủ đầm ấm để hiếm khi phải chịu đựng muộn phiền. Tôi cũng luôn lắng nghe cơ thể, kiểm tra và chăm sóc sức khỏe định kỳ. Nhưng đúng là bạn không bao giờ nghĩ bệnh tật sẽ xảy đến với mình cho tới khi cầm kết quả trên tay.

Sau khi buộc phải chấp nhận thực tế, tôi bước vào hành trình điều trị, trải qua một cuộc phẫu thuật, 16 lần hóa trị. Hiện tại, tôi đang trong thời gian hồi phục, phải kiểm tra sức khỏe ba tháng một lần và duy trì thuốc trong 10 năm tới.

Khi đã chế ngự và biết cách làm chủ bạo bệnh, tôi đã chia sẻ về những gì mình trải qua, với căn bệnh mà mỗi năm có tới 2,3 triệu ca mắc mới, 500.000 người chết trên toàn cầu. Tại Việt Nam, hàng năm có gần 22.000 ca mắc ung thư vú, chiếm hơn 25% tổng số bệnh nhân ung thư, với khoảng 9.300 ca tử vong, theo số liệu của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan).

Những tổ chức như Globocan và các bác sĩ đều khuyên, ung thư vú cần được tầm soát sớm. Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh điều này. Bệnh không loại trừ một ai, người giàu, kẻ nghèo; người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hay là không.

Tỷ lệ người mắc ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa, từ độ tuổi ngoài 30, bạn đã nên kiểm tra định kỳ, và khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào khả nghi, như là khối u nhỏ của tôi, thì phải đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Nếu đã có một khối u, sớm hay muộn, nó sẽ hiện ra, bắt bạn phải đối mặt. Sớm "nhìn thấy" nó một cách rõ ràng, bạn sẽ có cách đối phó hiệu quả nhất.

Rủi mà cũng như tôi, bạn nhận được kết quả không mong đợi, thì sao?

Điều đầu tiên tôi muốn nói là nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư vú lên tới hơn 90%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bệnh viện K, gần đây tỷ lệ khám phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm (giai đoạn 0, I, II) đạt hơn 70% và tỷ lệ chữa khỏi cũng đã đạt 70% ngang bằng với các nước tiên tiến.

Sự bình tĩnh ban đầu là điều quan trọng trong quá trình điều trị. Sau khi xác định tâm thế đối mặt, tôi âm thầm chuẩn bị những điều kiện nền tảng: Gặp bác sĩ, đọc tài liệu để nhìn thấy bức tranh toàn cảnh căn bệnh mình mắc phải; chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe; dự liệu và có giải pháp về tài chính.

Khi đã có hình dung cơ bản như vậy, tôi mới thông báo với cha mẹ và các con. Tôi có gia đình, đặc biệt là ông xã đồng hành, vỗ về suốt cả quá trình. Đó là may mắn của tôi và tôi cũng cầu mong mọi phụ nữ rơi vào hoàn cảnh tương tự đều có được may mắn đó.

"Có bệnh thì vái tứ phương". Tôi cũng vậy. Nhưng trong thời đại công nghệ, ngay khi bạn vừa nghĩ tới, vừa gõ vài dòng vào ô Tìm kiếm, vừa đặt chân đến viện, thông tin đã như cơn lũ, ập đến với bạn. "Khỏi ung thư chỉ bằng thuốc nam", "Chữa ung thư không cần hóa trị"... mọi lời quảng cáo với tôi lúc đó, đều tưởng như tấm ván cứu đuối. Nhưng không phải thế. Những tin tức phản khoa học sẽ làm tốn thời gian, mất đi cơ hội vàng của người bệnh. Thông tin chính thống, liệu pháp chữa trị khoa học và bác sĩ uy tín sẽ là những nơi bấu víu đáng tin cậy.

Giữa chặng đường điều trị, môi trường sống và không gian tiếp xúc của bạn sẽ thay đổi nhiều lắm. Bạn bỗng bị vây quanh bởi những bệnh nhân nằm giữa ranh giới sống chết. Lúc này, có hai lựa chọn: một là bị cuốn theo năng lượng tiêu cực, bi quan; hai là cố gắng lan tỏa năng lượng tích cực.

Trong những ngày ở viện, tôi gặp một sư cô, cạo trọc đầu, nhưng có gương mặt rất đẹp và thần thái tĩnh lặng. Cô nói mình sợ đau, nhưng không sợ cái chết, vì đã coi nó như là quy luật, là lẽ thường. Ngày ngày, sau giờ chạy thuốc, sư vẫn tụng niệm, cố giữ tâm an cho mình và những người xung quanh.

Tôi cũng gặp một cô gái Nga, chỉ ngoài 30 tuổi, cao và mảnh khảnh, cô vốn là người mẫu. Dù đang trị bệnh, cô vẫn rất chăm sóc vẻ ngoài, cố gắng ăn từng chút một để vừa đủ sức chống chọi bệnh tật, vừa giữ cho trọng lượng cơ thể không tăng hay giảm quá 5% trong một khoảng thời gian ngắn. Cô gái đó nuôi hy vọng quay lại sàn diễn.

Tôi đã nghĩ, ở vào hoàn cảnh bi đát nhất cũng phải giữ được tâm tĩnh lặng như sư cô, và vóc dáng như người mẫu.

Khi đã mang trong mình căn bệnh chết người, không dễ để nói về sự lạc quan. Nhưng những câu chuyện nhỏ như thế cùng các chỉ số tiến triển mỗi ngày đã gieo vào tôi niềm hy vọng. Tôi cố gắng để không lo xa, không nghĩ lan man; duy trì bơi lội, tập luyện nhẹ nhàng, làm những việc tay chân đơn giản cần sự tập trung. Đọc cũng là cách giúp tôi thư thái và dễ đưa mình vào giấc ngủ.

10 năm trước, tôi đọc được chia sẻ của diễn viên người Mỹ Angelina Jolie về lựa chọn của cô khi đối diện với nguy cơ ung thư vú. Angelina lúc bấy giờ đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ mô và tái tạo hai bên vú, để loại trừ tối đa khả năng ung thư.

Bài viết "My Medical Choice" (Lựa chọn chữa trị của tôi) của Angelina đăng trên New York Times có đoạn: "Mẹ tôi chiến đấu với bệnh ung thư gần một thập kỷ và qua đời ở tuổi 56... Chúng tôi thường xuyên nhắc đến "Bà ngoại", và tôi thường phải giải thích cho các con về căn bệnh đã cướp đi bà của chúng. Chúng đã hỏi, liệu chuyện xấu tương tự có xảy ra với tôi... Bây giờ thì các con tôi sẽ nhìn thấy những vết sẹo nhỏ trên ngực mẹ. Nhưng tất cả chỉ có vậy. Điều quan trọng là tôi vẫn ở đây, bên chúng. Và các con biết rõ tôi yêu chúng, sẵn sàng vượt qua mọi thứ để ở bên con lâu nhất có thể".

Tôi tin mọi phụ nữ, đặc biệt là những người đang mang bệnh, đều sẽ xúc động mãnh liệt và cũng có thể được tiếp sức mạnh mẽ khi đọc những chia sẻ trên.

Những ngày này, tôi đang ở Italy, thăm con gái lớn đang du học ở đây. Tôi muốn bù đắp cho cháu sự thiếu vắng mẹ, vì tôi đã không cho cháu về thăm mình vào hè năm ngoái, khi tôi đang trong lúc thời gian chữa trị căng thẳng.

Ung thư vẫn là một từ gieo vào lòng người nỗi khiếp đảm, tạo cảm giác bất lực sâu sắc. Vì vậy, tôi không muốn giữ riêng câu chuyện của mình, mà muốn sẻ chia, với nguyện cầu bất cứ ai không may mắc phải căn bệnh này đều có đủ nghị lực và sức mạnh để vượt lên số phận.

Trần Bảo Ngọc

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap