Biến Đổi Khí Hậu

TP.HCM đã có báo cáo số liệu về số lư& hoá 10

【hoá 10】Bao nhiêu người ở TP.HCM phải hoàn trả học bổng và chi phí đào tạo?

Có bao nhiêu người ở TP.HCM phải hoàn trả học bổng và chi phí đào tạo?êungườiởTPHCMphảihoàntrảhọcbổngvàchiphíđàotạ<strong>hoá 10</strong> - Ảnh 1.

TP.HCM đã có báo cáo số liệu về số lượng người hưởng chính sách học bổng và chi phí đào tạo

ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Theo số liệu tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 143 của Chính phủ quy định việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo do UBND TP.HCM thống kê, số lượng người học được hưởng học bổng và chi phí đào tạo là 9, trong đó có 8 người học tập ở nước ngoài và một người tham gia chương trình đào tạo ở trong nước. Số người chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước là 6; có 3 người phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo do chưa đủ thời gian làm việc theo quy định (hiện cả 3 đã thực hiện bồi hoàn).

Cũng trong báo cáo việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo với Bộ GD-ĐT, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đưa ra đánh giá những kết quả đạt được trong thực tiễn thi hành Nghị định 143 và văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, việc cử người đi học ở nước ngoài có sử dụng ngân sách nhà nước là thực hiện đúng chủ trương đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho đất nước về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc ban hành Nghị định 143 và văn bản hướng dẫn thi hành để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội và bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật là rất quan trọng và đúng đắn. 

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành Nghị định 143 và văn bản hướng dẫn thi hành. Đó là việc người học được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các đề án đặt hàng đào tạo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải thực hiện cam kết việc bồi hoàn toàn bộ hoặc một phần chi phí đào tạo được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước theo các quy định tại Nghị định 143 sẽ tạo tâm lý e ngại sự ràng buộc, dẫn đến một bộ phận người học sẽ chọn phương án tự túc kinh phí khi tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Vì vậy, TP.HCM đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của Nghị định 143 và văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế để tìm kiếm các chương trình học bổng cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt ưu tiên những lĩnh vực, ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm đang được nhà nước quan tâm, chú trọng đẩy mạnh phát triển. Tiếp tục triển khai các chương trình học bổng xuyên suốt từ các cơ quan trung ương đến địa phương, tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phát triển đồng bộ, đồng đều và toàn diện.

TP.HCM cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định sau: Cử tham gia, cho vay toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, quy định về hoàn trả chi phí thành nhiều đợt đối với các trường hợp cán bộ, công chức tự ứng tuyển các chương trình học bổng từ các tổ chức quốc tế theo chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác; Cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan sau khi hoàn thành chương trình học nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả công tác quản lý của các cơ quan, tổ chức.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap